1. Ngưu ma vương:
Những người khán giả đã từng xem Tây Du Ký thì hẳn không còn lạ với nhân vật Ngưu Ma Vương. Trong truyền thuyết, Ngưu Ma Vương là một chiến thần siêu việt với ngoại hình to lớn, khỏe mạnh và vạm vỡ.
Ngoài ra, Ngưu Ma Vương cũng thông thạo 72 phép thần thông biến hóa, cộng thêm binh khí là một cây đinh ba bảo bối. Và đến kiếp nạn Hỏa Diệm Sơn trên đường đi thỉnh kinh, Ngưu Ma Vương và Tôn Ngộ Không đã có một cuộc chiến bất phân thắng bại, Đại Thánh phải bó tay trước vị “đại ca” quá mức lợi hại của mình.
Rõ ràng Ngưu Ma Vương đã kết bái huynh đệ với Tôn Ngộ Không nhưng tại sao lại trở thành nhân vật phản diện đem đến rắc rối lớn cho Đại Thánh? Tương truyền từ thời thượng cổ, thời kỳ tam giới vẫn còn hỗn loạn, yêu quái hoành hành ngang dọc nhưng sau đó tam giới được thống nhất, yêu quái tuy mạnh song cũng bị tiêu tán không ít lực lượng khiến chúng không dám ngang nhiên gây họa.
Ngưu Ma Vương lúc bấy giờ một mình hành tẩu giang hồ đã gặp và kết bái huynh đệ với Mỹ Hầu Vương. Khoảnh khắc kết nghĩa huynh đệ với Tôn Ngộ Không được xem như là thời khắc đặc biệt và vui vẻ nhất trong đời Ngưu Ma Vương.
Vì hai người đều là những nhân vật có tài, pháp lực mạnh, có chút ngạo mạn và rất “tâm đầu ý hợp”. Thế nhưng Tề Thiên Đại Thánh đại náo thiên cung, gây chấn động khắp tam giới, vào thời khắc quyết định đã bị Như Lai hàng phục còn Ngưu Ma Vương chạy xuống nhân gian, kể từ đó “mỗi người một ngả”.
Nhiều việc trên thế giới này đều như vậy, không có đúng sai, chỉ là mỗi người đưa ra lựa chọn khác nhau. Và Tôn Ngộ Không và Ngưu Ma Vương cũng vậy, con đường họ lựa chon là không giống nhau nên khi gặp lại đã trở thành người dưng.
2. Nhị lang thần
Triết lí “không ai hiểu bạn hơn kẻ thù của bạn” chính xác là để miêu tả mối quan hệ giữa Tôn Ngộ Không và Nhị Lang Thần Dương Tiễn.
Trong Tây Du Ký, Nhị Lang Thần và Tề Thiên Đại Thánh đã có đại chiến những trận long trời lở đất, dùng mưu trí, pháp bảo đến những phép biến hóa thần thông để định thắng thua. Nhưng lại chính trong các trận chiến sống còn thì lại dễ nảy sinh cảm giác đồng cảm nhất.
Triết lí “không ai hiểu bạn hơn kẻ thù của bạn” chính xác là để miêu tả mối quan hệ giữa Tôn Ngộ Không và Nhị Lang Thần Dương Tiễn.
Cả Dương Tiễn và Tôn Ngộ Không đều là những người đã từng đại náo thiên cung khiến thiên đình điêu đứng, tuy lý do khác nhau song Dương Tiễn cũng phần nào lí giải được tâm lí khi đại náo thiên cung của Đại Thánh. Bởi vì đều là anh hùng trong thiên hạ, mà những người có tài thì thường nhiều tật và có những suy nghĩ khác với người thường.
“Nhân tại giang hồ, thân bất do kỉ” ở đời có biết bao nhiêu chuyện mà bản thân chẳng thể làm chủ được nhưng có đi qua gập ghềnh mới hiểu được bình phẳng.
Chẳng thế mà khi được Đường Tăng giải cứu khỏi Ngũ Hành Sơn, lấy lại được tự do, khi gặp lại Nhị Lang Thần Tôn Ngộ không đã gọi “đại ca”. Tiếng “đai ca” này giống như một sự tôn trọng với đối thủ cũng như sự thông thấu đạo lý biết “quay đầu”của Tề Thiên Đại Thánh.
3. Xích khao mã hầu:
Luận về nguồn gốc của Tôn Ngộ Không, ta đều biết đây là một con khỉ sinh ra từ một viên đã tiên hấp thụ linh khí của trời đất. Tuy nhiên, ở kiếp nạn phải đối mặt với Lục Nhĩ Mĩ Hầu – người đóng giả Tôn Ngộ Không giống y như đúc còn lập một đoàn đi thỉnh kinh mới, đây được coi là một trong những kiếp nạn đáng sợ nhất đối với 4 thầy trò Đường Tăng.
Sự xuất hiện của nhân vật nguy hiểm này cũng làm sáng tỏ sự thật không chỉ có Tôn Ngộ Không là con khỉ duy nhất được sinh ra từ Nữ Oa mà còn còn có Lục Nhĩ Hầu, Xích Khao Mã Hầu và Thông Túy Viên Hầu.
Tổng cộng có 4 con khỉ đá trong đó Tôn Ngộ Không là Linh Minh Thạch Đầu sinh cuối cùng và là em út trong số 4 khỉ đá.
Xích Khao Mã Hầu là con khỉ được sinh ra đầu tiên, tinh phách chứa Xích Khao Mã Hầu nhờ được hạ phàm gần cửa Phật nên khi hình thành đã sớm được quy y chính đạo. Và Xích Khao Mã Hầu vì sớm đắc đạo nên được coi như người anh cả khai sáng trong giai đoạn sơ khai của Tôn Ngộ Không.
4. Trấn Nguyên Tử Đại Tiên:
Trấn Nguyên Tử là một trong ba vị đại tiên của Địa Liệt Tam Tôn, ngài được xem như là ông tổ của dòng địa tiên tức các vị tiên đã tu hành, đạt được quả vị nhưng ngụ ở mặt đất chứ không lên trời. Với thân thế như vậy, Trấn Nguyên Tử là một vị chân nhân đạo gia có đạo hạnh thâm sâu, địa vị không nhỏ.
Vậy thì, tại sao Trấn Nguyên Tử đại tiên lại đồng ý kết bái huynh đệ với Tôn Ngộ Không người có tu vi và đạo hạnh kém hơn mình rất nhiều?
Khi Tôn Ngộ Không làm đổ cây nhân sâm nghìn năm của Trấn Nguyên đại tiên đã khiến vị địa tiên này tức giận, bắt trói 4 thầy trò Đường Tăng lại để dăn dạy họ một bài học. Vị địa tiên này đã nói rằng: “Ta biết chuyện của ngươi, biêt bản lĩnh của ngươi. Nếu con khỉ nhà ngươi cứu sống cây nhân sâm của ta, ta xin kết bái anh em với ngươi.”
5. Anh tiều phu
Nếu nhắc đến người hiểu nội tâm cũng như suy nghĩ của Tôn Ngộ Không nhất không ai khác đó chính là Bồ Đề Tổ Sư. Nhưng trên đường đi tìm nơi ở của Bồ Đề Tổ Sư để học đạo thì Tôn Ngộ Không đã nhận một người nữa làm đại ca của mình.
Tiều phu thực ra chính là Hậu Nghệ - được mệnh danh là thần tiễn trên thiên đình song muốn cải trang xuống hạ giới vi hành và học hỏi thêm. Tình cờ gặp được Tôn Ngộ Không đang tìm đường vào Linh Sơn nên Hậu Nghệ đã chỉ đường giúp Tôn Ngộ Không nhanh chóng vào được nơi ở của Bồ Đề Tổ Sư.
Còn có giả thuyết cho rằng Hậu Nghệ chính là đại đệ tử của Bồ Để Tổ Sư mà Tôn Ngộ Không sau đó cũng bái Bồ Đề Tổ Sư làm ân sư của mình nên Hậu Nghệ và Tôn Ngộ Không chính là huynh đệ đồng môn, Hậu Nghệ được xem như là đại ca của Đại Thánh.
AI LÀ NGƯỜI KHIẾN NGỘ KHÔNG PHẢI KHOM MÌNH ?
Trong bất kỳ một bộ tiểu thuyết nào, Ngọc Hoàng Đại Đế đều luôn là một Đại Thần có quyền lực lớn nhất. Đặc biệt là trong tác phẩm Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân, Ngọc Đế không chỉ là chủ của Linh Tiêu Bảo Điện, mà ngay đến ba vị Tam Thanh là Nguyên Thủy Thiên Tôn, Linh Bảo Thiên Tôn và Thái Thượng Lão Quân cũng đều nghe theo chỉ ý của Ngài.
Thế nhưng Tôn Ngộ Không lại không như vậy. Là một yêu quái duy nhất dám khiêu chiến Thiên Giới, quậy tung hội Bàn Đào, náo loạn Điện Linh Tiêu, Tôn Ngộ Không không hề sợ Ngọc Đế. Thậm chí khi đối mặt với Như Lai Phật Tổ cũng không làm Ngộ Không mất đi sự cao ngạo.
Trong nguyên tác Tây Du Ký khi lần đầu đối mặt với Như Lai, Tôn Ngộ Không nói rằng: "Ngọc Đế mặc dù tu hành nhiều năm, nhưng cũng không nên ngồi ở vị trí này lâu như vậy. Theo luân thường đạo lý, Hoàng Đế phải thay phiên nhau làm, năm sau nên đến lượt lão Tôn. Chỉ cần bảo ông ta chuyển ra ngoài, để Thiên Cung lại cho ta là được. Nếu không thì ta nhất định sẽ làm loạn, mãi mãi không yên bình".
Những câu nói này có lẽ đến Như Lai cũng không dám nói thẳng ra như vậy. Mặc dù Ngọc Đế không sợ Tôn Ngộ Không nhưng cũng bất lực với tính cách đanh đá của Hầu Tử. Thế nên trong kiếp nạn Thanh Ngưu Tinh, khi Tôn Ngộ Không đến gặp Ngọc Đế xin viện binh, nguyên tác viết rằng: "Ngọc Đế Thiên Tôn nghe tấu, vội giáng chỉ cho Khả Hàn Tư: dựa theo tất cả lời tấu của Ngộ Không, mau đi kiểm tra rồi báo cáo".
Có thể thấy dù là đang trên đường thỉnh kinh, Ngộ Không vẫn biết cách khiến Ngọc Đế phải đau đầu. Không chỉ với mỗi Ngọc Đế, mà mỗi lần đến Linh Sơn tự cầu cứu, nếu Phật Tổ như Lai không giúp đỡ thì không có cách nào có thể đuổi Ngộ Không đi.
Tuy nhiên trong nguyên tác Tây Du Ký, có một nhân vật duy nhất khiến Tôn Ngộ Không phải khom người hành lễ.
Chính là tại hồi thu phục Ngọc Thỏ Tinh, nguyên tác viết rằng:"Giữa Cửu Tiêu Bích Hán bỗng nghe thấy có người gọi: Đại Thánh! Chớ động thủ. Hành Giả quay đầu lại nhìn, thì ra là Thái Âm Tinh Quân. Hành Giả hoảng hốt thu lại thiết bổng, khom người hành lễ: Lão Thái Âm, từ đâu đến vậy? Lão Tôn thất lễ rồi".
Không tính sư phụ Bồ Đề thì đó là lần đầu tiên Ngộ Không tỏ ra hoang mang, khom mình hành lễ với một người khác, một thái độ mà Như Lai và Ngọc Đế không bao giờ nhận được từ Ngộ Không.
Thái Âm Tinh Quân thuộc nhóm Cửu Diệu Tinh Quân, chủ nhân của Nguyệt Cung. Trong nguyên tác giới thiệu như sau: "Tiên Căn là Đoạn Dương Chỉ Ngọc, mài giũa thành hình qua nhiều năm. Hỗn độn khai thời mà có được, Hồng Mông phán quyết ta trước tiên". Hỗn độn khai thời đã chỉ ra rằng Thái Âm Tinh Quân cũng giống như Bàn Cổ đều là những nhân vật tồn tại từ thời kỳ Hỗn Độn.
Tuy nhiên, "Hồng Mông phán quyết ta trước tiên" mới thực sự nói lên sự lợi hại, chứng minh rằng Thái Âm Tinh Quân là vị đại Thần đầu tiên xuất hiện ở thời kỳ Hồng Mông. Bàn Cổ mặc dù là người khai thiên lập địa nhưng cũng không phải là đại Thần đầu tiên ở kỳ Hồng Mông.
Vì vậy chả trách rằng Tôn Ngộ Không dù không sợ Ngọc Đế không sợ Như Lai nhưng khi gặp Thái Âm Tinh Quân lại tỏ ra hoang mang khom mình như vậy.
TÔN NGỘ KHÔNG THẬT SỰ ĐÃ CHẾT ?
Đã bao giờ bạn nghĩ rằng, chính Lục Nhĩ Ma Hầu mới là kẻ sống sót ở Lôi Âm Tự, còn Tôn Ngộ Không thật đã bị giam cầm dưới âm phủ.
Một trong những tình tiết ly kỳ nhất của Tây Du Ký chính là câu chuyện về Tôn Ngộ Không thật và giả. Trong nguyên tác của Ngô Thừa Ân, từ sư phụ Đường Tăng, vô số thần, Phật cũng không tài nào chỉ ra được đâu mới là con khỉ đá năm xưa. Phải đến khi cả 2 cùng dắt nhau đi gặp Phật Tổ Như Lai, người mới chỉ ra được Tôn Ngộ Không giả, chính là do con Lục Nhĩ Ma Hầu biến hóa mà thành.
Trải qua thời gian, có rất nhiều người đọc bắt đầu đặt ra nghi vấn về vấn đề này, liệu rằng Tôn Ngộ Không được Phật Tổ thông qua kia có chính xác là người mà chúng ta vẫn nghĩ? Họ đã chỉ ra được 3 chi tiết rất mờ ám, chứng tỏ rằng Tôn Ngộ Không thật vốn dĩ đã bị… "thủ tiêu" để vì đại nghiệp.
Đầu tiên, Lục Nhĩ Ma Hầu và Tôn Ngộ Không giống nhau y đúc, không sai chút nào, thậm chí là từ ngoại hình cho tới sức mạnh và người duy nhất có thể chỉ ra được lại là Phật Tổ. Liệu rằng Tôn Ngộ Không cũ có đủ sức để hoàn thành công cuộc đi lấy kinh cùng Đường Tăng? Hay có lẽ, phẩm chất của hắn bị đánh giá thấp nên nhanh chóng được loại bỏ để thay bằng nhân vật khác "nghe lời" hơn? Hãy để ý rằng, từ sau vụ Tôn Ngộ Không thật, giả, Tề Thiên Đại Thánh của chúng ta cũng "hiền lành" hơn hẳn, không quát nạt lại sư phụ nữa.
Thứ 2, nhớ lại cuộc trò chuyện với Đế Thính, ông sau khi được hỏi đã trả lời rằng: "Ta nghe ra được nhưng không dám nói". Thân là một đại thần của thiên giới, chẳng lẽ lại không làm tròn trọng trách mà bỏ qua vụ việc động trời này? Hoặc có thể nào, đằng sau kẻ giả mạo kia là một thế lực lớn bao trùm?
Tiếp đó, Phật Tổ cũng từng nói, Lục Nhĩ Ma Hầu là một kẻ biết rõ tương lai, quá khứ của vạn vật xung quanh. Nếu đã là như vậy, chẳng lẽ hắn không thể nhìn thấy tương lai bị Phật Tổ vạch mặt hay sao, cớ gì còn cùng Tôn Ngộ Không kéo nhau tới bái kiến?
Ngay khi Phật Tổ chỉ ra đâu là thật, đâu là giả, Tôn Ngộ Không liền vung gậy Như Ý tiêu diệt Lục Nhĩ Ma Hầu. Toàn bộ câu chuyện này được coi là thứ vẫn khiến các độc giả thắc mắc nhất từ trước tới giờ trong Tây Du Ký. Tác giả Ngô Thừa Ân quả là khéo léo khi lồng ghép những tình tiết gây tranh cãi như thế này, khiến cho người đọc mãi không tìm ra được lời giải đáp hơp lý nhất.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét